Thực trạng làm giả Bánh cốm Nguyên Ninh

Ông Nguyễn Duy Anh – đại diện thương hiệu bánh cốm Nguyên Ninh cho biết đến nay chỉ có cơ sở duy nhất tại 11 phố Hàng Than và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của Cục Sở hữu Công nghiệp từ ngày 17 tháng 11 năm 1994 và đã được cấp phép đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.[11] Cơ sở này không kinh doanh online, cũng không bán qua các kênh phân phối sàn giao dịch điện tử, hay các ứng dụng đặt đồ ăn.[11] Những năm gần đây, phố Hàng Than đã có tới hơn 20 tiệm mang tên "Nguyên Ninh" khác nhau và đều là giả mạo.[4]

Bị nhái trên website

Hiện nay, dãy phố Hàng Than có nhiều cửa hàng làm và bán bánh cốm đều dùng chữ "Ninh".[12] Cũng chính vì vậy, Nguyên Ninh đang đối mặt với việc bị nhiều thương hiệu làm giả, làm nhái. Những người lừa đảo này sẽ sử dụng các các fanpage, website được lập ra hàng loạt với những cái tên gần giống nhau để khó phân biệt. Lợi dụng cơ chế của Facebook, Google cho phép việc thoải mái đặt tên, các đơn vị lừa đảo đa số đều đặt cụm từ: "Bánh cốm Nguyên Ninh" trong trang thông tin của mình nhằm gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng.[13] Sau đó, các trang tin lừa đảo này sao chép y hệt các hình ảnh từ fanpage chính thức của Nguyên Ninh.[13] Những bức ảnh có chèn logo của thương hiệu gốc đã bị chỉnh sửa hoặc chèn logo của thương hiệu giả mạo lên. Ngay cả các bài viết của thương hiệu gốc cũng bị sao chép, thay đổi thông tin liên hệ, địa chỉ.[13]

Nắm bắt được đặc điểm của thương hiệu bánh cốm Nguyên Ninh là không giao hàng, không khuyến mại tràn lan, các đơn vị giả mạo thường xuyên đưa ra các thông tin quảng cáo như giao hàng ngay, miễn phí giao hàng, mua số lượng lớn được giảm giá.[13] Đứng trước sự việc, thương hiệu này bày tỏ vẫn luôn khuyến khích thực khách qua mua trực tiếp tại cửa hàng để tránh đặt nhầm. Thương hiệu này cũng cho biết đã nỗ lực gửi báo cáo lên Facebook, Google và một số trang fanpage, website giả mạo đã bị xóa bỏ, tuy vậy chỉ vài ngày sau, một trang giả mạo khác lại xuất hiện với cái tên khác đi một chút và tiếp tục sao chép toàn bộ các hình ảnh, bài viết của thương hiệu gốc.[13]

Một mâm bánh cốm mang thương hiệu Nguyên Ninh nhưng có chữ Hỷ (喜), vốn nguyên gốc bánh cốm Nguyên Ninh không có chữ này

Hàng giả trên thị trường

Khi tra cứu nhãn hiệu bánh cốm "Nguyên Ninh" trên trang thông tin của Cục sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu này đã được bảo hộ theo dạng hình ảnh. Hiện nay, hầu hết các cửa hàng bán hàng giả, hàng nhái đều có in chữ Hỷ (喜) trên bao bì. Bánh cốm Nguyên Ninh chính gốc vốn không có chữ Hỷ.[14] Nhãn hiệu Nguyên Ninh được cấp văn bằng có thời hạn đến ngày 12 tháng 4 năm 2024 đi kèm với 30 với sản phẩm cốm.[14]

Năm 2021, Công an Việt Nam từng phát hiện một vụ sản xuất số lượng lớn bánh cốm và bánh xu xê mang nhãn hiệu "Nguyên Ninh, số 11 Hàng Than – Hà Nội" với hơn 525 hộp bánh tại thành phố Phủ Lý.[11][15] Sau đó, Công an tỉnh Hà Nam cũng ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về vụ việc này.[16] Qua vụ việc làm giả bánh cốm và các sản phẩm khác của thương hiệu Nguyên Ninh, một tờ báo đã đặt ra nhiều vấn đề xung quanh việc bảo hộ nhãn hiệu là đặc sản địa phương tại Việt Nam.[14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bánh cốm Nguyên Ninh //www.worldcat.org/oclc/49191783 http://www.worldcat.org/title/49191783 http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/1000_nam_thang_long... http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Dong-ho-tiet-hanh... https://vnexpress.net/dac-san-gia-truyen-hon-150-n... https://web.archive.org/web/20180721014901/http://... https://web.archive.org/web/20200918133037/https:/... https://web.archive.org/web/20210110074817/https:/... https://web.archive.org/web/20211130034809/https:/... https://web.archive.org/web/20220204144936/https:/...